Sang Nhật Bản ngắm Hoa Anh Đào

Mỗi độ xuân về (khoảng giữa tháng 3 đến giữa tháng 4 hằng năm), đất nước Nhật Bản như được khoác lên mình chiếc áo choàng màu trắng hồng xen lẫn màu tím nhạt của những cánh anh đào. Năm nay, đã qua tuần đầu tháng 4 rồi mà hoa anh đào mới nở lác đác. Trong khi 3 cây anh đào phía trước công viên Ueno ở thủ đô Tokyo đã bung hết cánh, thì cả rừng đào phía trong công viên rộng 60 ha với hơn 1.200 cây anh đào này hầu hết vẫn còn ngậm nụ. Ông Đỗ Mạnh Cường, hướng dẫn viên của Công ty du lịch Vietravel giải thích rằng lúc tàn đông, hoa anh đào bắt đầu trút lá, đâm nụ. Khi nhiệt độ tăng lên khoảng 17 độ C thì hoa anh đào mới bung cánh. Năm nay do tiết lạnh kéo dài nên đến giờ hoa vẫn còn ngậm nụ. Cũng theo lời ông Cường, ở Nhật Bản ngoài dự báo thời tiết, trên các đài truyền thanh người ta còn dự báo về tiến độ nở của hoa anh đào. Điều đó cũng dễ hiểu bởi ở xứ Phù Tang, hoa anh đào được xem là quốc hoa, là hồn phách của dân tộc Nhật.

  Hoa anh đào trước công viên Ueno ở thủ đô Tokyo - Ảnh: Trường Phong 

Dù đến nước Nhật vào dịp đầu tháng 4.2012 - thời điểm hoa chưa nở rộ, nhưng nhờ những cây hoa anh đào nở sớm cùng hàng triệu cây hoa khác đang ngậm nụ trắng hồng, tim tím ven đường phố, trong các công viên và các đền chùa… khiến du khách cảm thấy choáng ngợp và rạo rực trước loài hoa mong manh, phù du nhưng vô cùng quyến rũ này. Ven các tuyến đường cao tốc từ Tokyo đến Isawa, Tokyohashi, Kyoto và cuối cùng là Osaka ở miền Nam nước Nhật, đâu đâu cũng thấy sự hiện diện của hoa anh đào. Hướng dẫn viên địa phương - cô Christine - trong một không gian lãng đãng sắc hoa ở hào Chidorigafuchi dọc theo cung điện hoàng gia ở Tokyo, luôn miệng kể cho chúng tôi nghe nhiều câu chuyện kỳ thú về hoa anh đào và về đất nước, con người Nhật Bản. Theo cô Christine, hoa anh đào mộc mạc và bình dị, phù hợp với tính đa cảm của người Nhật. Theo thống kê, ở Nhật có trên 30 chủng loại hoa, với hơn 300 giống anh đào, chiếm 40% tổng số giống anh đào trên thế giới. Hoa anh đào có điểm khác biệt cơ bản với các loài hoa khác là cánh hoa rụng khi đạt đến độ nở đẹp nhất của mình. Những cánh hoa rụng bay trong gió như tuyết, rơi xuống đất vẫn còn tươi thắm. Có lẽ vì vậy mà người Nhật thường ví hoa anh đào như cuộc đời của võ sĩ đạo - một biểu tượng về “cái chết cao đẹp”. Hóa ra, hoa anh đào không chỉ là loài hoa đẹp mà còn là biểu tượng cho cái đẹp khắc kỷ và lòng kiêu hãnh của người Nhật.
“Để có được những cánh rừng hoa anh đào rực rỡ như chúng ta thấy, chính quyền các địa phương ở Nhật Bản đã sử dụng cả máy bay để rải hạt anh đào lên các đồi núi, tạo nên vẻ đẹp rạng rỡ trên khắp đất nước”, ông Đỗ Mạnh Cường nói. Một Việt kiều tại Nhật nói rằng vào tháng 10.2011, trên dọc bờ biển vùng đông bắc Nhật Bản - nơi xảy ra trận động đất, sóng thần vào tháng 3.2011 khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng và mất tích - người ta đã trồng hơn 17.000 cây anh đào. Dường như với người Nhật, hoa anh đào còn là tín hiệu hồi sinh và là biểu tượng của sự gượng dậy với một sức mạnh nội tâm phi thường.

Trường Phong

Kagura - Điệu múa thần thánh của Nhật Bản

Như các bạn cũng biết, đất nước Nhật Bản trở nên rất nổi tiếng bởi những vẻ đẹp vô cùng truyền thống, mang đậm bản sắc riêng.Những vẻ đẹp truyền thống ấy trở nên gắn liền và tạo cho đất nước Nhật Bản những cái tên riêng biệt : Đất nước mặt trời mọc, xứ sở phù tang, Đất nước hoa anh đào,....Những vẻ đẹp thuần khiết, thanh nhã đó cũng gắn với lịch sử và trở thành những biểu tượng vô cùng tự hào của Nhật Bản.Không chỉ có vậy, Nhật Bản còn nổi tiếng bởi những thứ dù chỉ là nhỏ nhất, nhưng mang đậm bản sắc dân tộc: từ Geisha, Kimono đến những chiếc wagashi nhỏ bé.Tất cả đều làm nên hương vị tuyệt vời của Nhật Bản. (á... không ngờ mình đang phun ra mấy cái lời này...).
Để các bạn hiểu thêm hơn về những nét đẹp truyền thống ấy, tớ sẽ giới thiệu cho các bạn một điệu múa rất riêng của Nhật Bản ( tức là chỉ có Nhật Bản mới có nhé, không trùng được đâu...).Đó chính là điệu múa Kagura, vẫn được người Nhật và các bạn bè trên thế giới xem như Vũ điệu thần thánh


Nguồn gốc của điệu múa Kagura

Kagura ( 神楽, かぐら) là một điệu múa được ra đời từ rất lâu ở Nhật Bản.Điệu múa Kagura có phần gần giống với kịch Noh, nhưng được bắt nguồn từ Thần Đạo Shinto ở Nhật Bản.Để các bạn hiểu hơn một chút về điệu múa này, tớ xin tóm tắt cho các bạn một chút về đạo Shinto.Đạo Shinto (神道 - Thần đạo, hay còn gọi là Kami-no-michi ) nói cách khác là một tôn giáo ở Nhật, hiện nay đạo đã có hơn 4 triệu tín đồ.Đạo Shinto đã từng là một đạo chung với Phật Giáo, sau này được tách ra nhờ Motoori Norinaga (本居宣長) hay Hirata Atsutane (平田篤胤) năm 1603 - 1868 .Đạo Shinto nêu cao niềm tự hào dân tộc, tôn thờ các vị thần, và cũng tôn thờ rất nhiều thần thánh ( trong đạo Shinto có đến 8 triệu vị thần (kami -神 ).Chính vì tôn thờ thần thánh, điệu múa Kagura được ra đời cũng vì lòng tôn thờ thần thánh của người Nhật Bản.


một đền thờ Shinto Nhật Bản


Tuy vậy, sự ra đời của điệu múa Kagura không phải do người Nhật nghĩ ra để tôn thờ các vị thần.Cuốn sử thi Kojiki và Nihonshoki cũng đã mô tả nguồn gốc dân gian của các điệu múa, trong đó, điệu múa Kagura cũng có một nguồn gốc dân gian về một huyền thoại rất nổi tiếng.Nguồn gốc dân gian của Kagura gắn liền với chuyện nữ thần mặt trời Amaterasu-Ōmikami (天照大神 Thiên Chiếu Đại Thần theo Nhật Bản thư kỷ, 天照大御神 Thiên Chiếu Đại Ngự Thần theo Cổ sự ký, ngoài ra còn được viết là 天照皇大神 Thiên Chiếu Hoàng Đại Thần, 日神 Nhật Thần hay Thần Mặt Trời - vì là thần cổ nên có rất nhiều cách viết, trong mỗi tài liệu ghi chép đều khác nhau) vì giận con người đã lui về ẩn trong hang động, không ban ánh sáng đến cho con người nữa. Chính vì vậy, nữ thần Ame-no-Uzume-no-mikoto(アメノウズメ, Cổ sự ký ghi là 天宇受賣命 Thiên Vũ Thụ Mại Mệnh, Nhật Bản thư kỷ ghi 天鈿女命 Thiên Điền Nữ Mệnh) là nữ thần của lễ hội, đã nảy ra một cách. Thần cùng những vị thần khác đến trước cửa hang động của nữ thần Amaterasu, sau đó treo một chiếc gương đồng trên một chiếc cây trước cửa hang, khoác hoa lá lên mình rồi nhảy múa, các vị thần đều thích thú xem, tán thưởng.Nữ thần Amaterasu ở trong hang nghe được thấy vô cùng tò mò, liền ra xem.Khi vừa ra đến cửa hang, ánh sáng quanh mình nữ thần chiếu vào chiếc gương, phản chiếu lên khắp thế gian.Nhân loại có được ánh sáng mặt trời của nữ thần Amaterasu vô cùng vui vẻ, họ cùng nhau mở lễ hội, nhảy múa điệu múa của nữ thần Ame no Uzume.Cũng chính từ đó, điệu múa Kagura ra đời vàđược lưu truyền, và được mọi người tổ chức thành một nghi lễ truyền thống.( À... lúc nữ thần Amaterasu ra khỏi cửa hang thì các vị thần khác đã dùng đá lấp cái hang lại...)



Nữ thần Amaterasu khi vừa ló mình ra khỏi hang đá



Nữ thần Ame- no- Uzume khi dụ được nữ thần Amaterasu ra ngoài bằng vũ điệu thần thánh


Điệu múa Kagura còn được gọi là kamukura hoặc kamikura (神座), được biểu diễn tại các đền thờ như một điệu múa thiêng liêng cùng các Miko tại đền thờ.Miko (巫女- vu nữ) là những người được cho là hậu duệ của Ame no Uzume, làm nhiệm vụ cai quản và chăm sóc các ngôi đền. Họ mặc áo trắng, và Hakama đỏ, đeo tabi trắng .
Cũng ở trong cuốn sử thi Nihongi và Kojiki, điệu múa của nữ thần Ame-no-Uzume còn được mô tả như những buổi lễ được nghĩ ra để xoa dịu tinh thần của thần linh và những linh hồn đã mất ( Asobi- hay được tiến hành ở các tang lễ ấy).Chính vì vậy, đã có một thời gian điệu múa Kagura được xem như điệu múa tế lễ (một nghi thức của Shizume tama).Đến thời Heian ( thế kỉ thứ 8-12), nghi thức Shizume Tama hay được tổ chức vào tháng 11, ở nghi thức này, người ta múa điệu nhảy Kagura và cầu mong điệu nhảy này giúp thanh lọc những linh hồn xấu và cũng để thờ thần.Từ đó điệu múa Kagura có đúng ý nghĩa như đến bây giờ.




Cổng lớn của thần cung Keihi - Shinto




Đỉnh của một đền thờ Shinto

Điệu múa Kagura còn có một số điệu múa khác tương tự, hình thức cũng giống nhau, tất cả đều được biểu diễn chung, trong đó có các điệu múa : Miko Kagura (Vu nữ thần lạc -巫女神楽 ),Shishi Kagura,Ise –ryu Kagura ,Izumo-ryu Kagura,….Tất cả đều xuất sứ từ điệu múa Kagura truyền thống .

ĐIỆU MÚA KAGURA

Điệu múa Kagura được biểu diễn thành một nghi thức lớn ở trước những ngôi đền.Như đã nói ở trên, điệu múa Kagura có ảnh hưởng từ kịch Noh nên điệu múa này khi múa cũng tương tự như đang kể chuyện ngụ ngôn bằng các điệu múa uyển chuyển.Những người được múa Kagura sẽ mặc junehitoe ( nói chung là vậy- cũng có mặc những bộ khác nữa) màu sắc cũng sặc sỡ, họ đeo mặt nạ ( có cả mặt nạ quỷ và thần), hầu hết là mặt nạ Kami ( cũng có lần tớ thấy đeo mặt nạ Hannya, ý nghĩa là gì thì không rõ).Tất cả những người biểu diễn Kagura đều là nam, tuy điệu múa có vẻ uyển chuyển, chậm rãi, nhưng tất cả các điệu múa này đều do nam giới múa ( tớ đã đọc ở một tài liệu là như vậy, nó nói điệu múa dành cho nam múa).




Sân khấu biểu diễn điệu Kagura

Các Miko không múa chính mà chỉ nằm trong vai trò múa phụ.Họ cầm những cây Haraegushi (祓 串) và bắt đầu điệu múa Kagura ( được luyện tập cho vu nữ ), múa đệm cho những người múa chính.Trong những buổi thờ thần thì phần lớn cả múa chính lẫn múa phụ đều cầm Haraegushi để múa (Haraegushi có ý nghĩa để thanh lọc linh hồn xấu trong tâm hồn ).Ở sân khấu cũng được các Miko trang trí rất phù hợp với điệu múa Kagura và cũng nhằm để trừ tà.Họ treo những sợi dây thừng to và chắc ( thường được gọi là dây “ chú liên” 注連縄 shimenawa) trên thanh cột bục biểu diễn , trên đó còn cuốn thêm cả “ chỉ thùy” (紙垂 shide). Chỉ thùy là những chuỗi giấy ( hay chuỗi vải) màu trắng có dạng tia sét, treo ở những nơi thiêng liêng để trừ tà.Điệu múa Kagura mang ý nghĩa thờ thần, nên việc treo Shimenawa để trừ tà là một việc vô cùng đúng đắn phải không?



Cây Haregushi

Lại nói đến dụng cụ để múa cùng Kagura,như tớ đã nói, những cây Haregushi thường là vật hay được chọn để biểu diễn cùng điệu múa Kagura, nhưng cũng có lúc, những cây Haregushi còn được trang hoàng thêm nhiều chỉ thùy hơn và mang màu sắc cũng vô cùng sặc sỡ (màu đỏ, vàng, xanh,…).Khi đó, những cây Haregushi mang ý nghĩa thanh lọc còn mạnh hơn nhiều, và cũng làm điệu múa thêm đẹp hơn ( Nhưng cũng có lúc tớ thấy họ cầm cả những cây hoa cúc giả để múa nữa – hoa cúc giả cũng mang ý nghĩa tế lễ đó ) .Điệu múa Kagura dùng những cử chỉ múa để kể lại câu chuyện ngụ ngôn, chính vì vậy điệu múa Kagura có kết cấu thường rất chậm, từng cử chỉ cũng được diễn ra chậm, nhưng vô cùng uyển chuyển, mỗi hành động đều mang một ý nghĩa riêng, khi kết hợp lại thì thành một câu chuyện vô cùng đặc sắc, lại biểu hiện được ý nghĩa tôn thờ thần thánh.




Như tớ để ý, mỗi lúc bắt đầu một điệu múa Kagura, tiếng sáo lúc nào cũng là điệu nhạc đầu tiên để bắt đầu.Tiếng sáo lảnh lót, tạo một cảm giác vô cùng thần thánh (thì tớ thấy vậy đó, hơi lạnh sống lưng… ), sau đó là tiếng trống “ tùng tùng” chậm rãi cất lên.Suốt điệu múa, chỉ có tiếng trống chiếm trọn,cách vài quãng chỉ có thêm một tiếng sáo ngân vang, nhưng nghe lại vô cùng trầm mặc, kết hợp với điệu múa Kagura thật vô cùng tuyệt vời.Tớ tin, chỉ một lần xem một buổi biểu diễn Kagura, bạn sẽ ấn tượng không bao giờ quên được ( ấn tượng nhất là mặt nạ đó ).

CÁC HÌNH THỨC MÚA KAGURA

Như tớ đã giới thiệu ở trên ( lên trên xem nha), điệu múa Kagura còn có rất nhiều những điệu múa tương tự, phổ biến ở mỗi vùng miền khác nhau, đều bắt nguồn từ điệu múa thần thánh Kagura và mang một ý nghĩa chung.Sau đây tớ sẽ giới thiệu một số điệu múa phổ biến từ Kagura:

Miko Kagura : Điệu múa cổ nhất trong các điệu múa từ Kagura, được trình diễn bởi các vu nữ Miko.Điệu múa Miko Kagura ban đầu được xem như là điệu múa dành cho việc cầu nguyện ( các Miko cầu nguyện các nữ thần đó).Họ nhảy theo điệu múa của nữ thần Ame-no-Suzume.Điệu múa Miko Kagura dần trở nên rất phổ biến và được biểu diễn ở rất nhiều các đền thờ Shinto lớn.Đặc điểm của điệu múa này là chậm, thanh lịch,thông tư phong trào, nhấn mạnh được sự truyền thống vốn có của điệu múa Kagura.



Điệu múa Miko Kagura

Izumo-ryuu Kagura : Điệu múa được xuất phát và trình diễn từ đền Izumo.Điệu Izumo Kagura được múa với nhiều mục đích , vừa làm nghi thức thanh lọc , vừa để tế lễ.Ban đầu Izumo Kagura chỉ phố biến ở quanh vùng Chugoku, gần Izumo, nhưng sau đó nó dần dần lan khắp cả nước, và trở thành điệu múa phổ biến nhất trong các điệu múa Kagura nói chung.

Ise-ryuu Kagura: Một hình thức múa xuất phát từ đền thờ Ise, điệu múa này được biểu diễn cùng với Yudate ( tức là nước sôi – xuất xứ từ Shugendo).Điệu múa này còn có dây mơ rễ má gì đó với lễ hội Hanamatsuri (ngàu 8 tháng 4), các Miko và những người múa Ise Kagura sau khi múa xong sẽ tắm bằng nước sôi, đó là một trong những nghi thức thanh lọc và cầu phước lành của Ise Kagura.Như các hình thức múa khác, điều đó đã trở thành những thế tục phổ biến từ điệu múa Ise Kagura.



Một trong các mặt nạ Shishi

Shishi Kagura: Cái này thì gần giống múa sư tử như ở Trung Quốc và ở Việt Nam mình.Những người vũ công sẽ đảm nhiệm vai trò làm sư tử Shishi, họ đeo mặt nạ sư tử, tượng trưng cho sự hiện diện của thần linh và đi diễu hành khắp thị trấn.Đoàn diễu hành bao gồm các nhóm: Ise Daikagura,Yamabushi Kagura và nhóm Bangaku ở vùng Tohoku. Vị thần Shishi đầu đàn là Yamabushi Kagura có màu đen (điểm đặc biệt là cái mặt nạ này răng và tai có thể cử động được).Ở thời kì Edo, việc diễu hành Shishi Kagura trở nên vô cùng sặc sỡ, có những màn nhào lộn và dần dần mất đi truyền thống tâm linh vốn có.Tuy nhiên, bản chất của điệu múa thì vẫn còn và vẫn được phổ biến ở Nhật Bản hiện nay.

PHẦN KẾT

Nhật Bản luôn nổi tiếng bởi các điệu múa truyền thống rất đẹp, các điệu múa truyền thống đó luôn là một niềm tự hào đối với người dân Nhật Bản.Qua bài giới thiệu về điệu múa Kagura này của mình, mong các bạn sẽ hiểu thêm được những điệu múa cổ truyền của dân tộc Nhật Bản nói riêng và đất nước Nhật Bản xinh đẹp nói chung, cảm ơn các bạn rất nhiều!

BONUS MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ MIKO KAGURA













Sưu tầm: Tôi du học

Núi Phú Sĩ hùng vỹ của Nhật Bản

    Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất Nhật Bản và là biểu tượng của đất nước mặt trời mọc. Có 3 thành phố nhỏ nằm quanh núi là Gotemba, Fujiyoshida và Fujinomiya. Đỉnh Phú Sĩ còn được biết tới với những cảnh đẹp suốt bốn mùa trong năm.







Núi Phú Sĩ nằm trên đường ranh giới giữa hai tỉnh Shizuoka và Yamanashi ở trung bộ đảo chính Honshu.



   Núi Phú Sĩ có hình chóp tuyệt đẹp, nổi tiếng trên toàn thế giới như là biểu tượng của du lịch Nhật Bản đồng thời tạo cảm hứng cho nhiều thế hệ các nghệ sĩ và thi sĩ của xứ Phù Tang. Tuy đã nằm im từ năm 1707, ngọn núi này vẫn được các nhà địa chất học xếp vào loại núi lửa đang hoạt động.



Đỉnh núi vẫn còn phủ đầy tuyết khi mùa xuân tới, trong khi đó những người dân Nhật Bản đã treo cờ cá chép để chào đón lễ hội mùa xuân.



 Cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc và xanh mướt vào tiết trời cuối xuân.





Mùa hè, dưới chân núi Phú Sĩ phủ đầy hoa rực rỡ.



Cánh đồng hoa hướng dương dưới chân núi

Mùa Thu cây cối chuyển sang màu rực rỡ






Mùa Đông  Núi Phú Sĩ trong mùa đông giá lạnh  mặt hồ đóng băng




khung cảnh núi Phú Sĩ về mùa đông huyền bí

Rực Rỡ Mùa Hoa Chi Anh (Shiba Zakura) Nhật Bản

Hoa Chi Anh là một loại hoa chỉ có ở đất nước mặt trời mọc,theo tiếng Nhật là “ Shiba Zakura “ một loại cây thuộc loại thảo, cây chỉ cao từ 20-30 cm. Hoa có màu tím hơi giống hoa anh đào , tím viền trắng, hoa màu tím đỏ hay trắng, 5 cánh đơn. Hoa Chi Anh được trông nhiều nhất ở khu du lịch Hitsuji vùng Chichibu tỉnh Saitama . Hoa Chi Anh thường nở rộ vào tháng 5 tháng 6 với sắc màu rực rõ ,bừng sáng dưới ánh nắng mặt trời .


Bạn rất dễ tìm thấy Cánh đồng hoa Chi Anh nằm ở Hitsuji , Đi khoảng 2h30 xe lửa từ điểm du lịch Tokyo , cách bến Chichibu độ 8 trạm dừng. Ngay từ nhà ga Hitsuji đã có thể nhìn những rặng Hitsuji khá rõ. 


“Hitsuji” tiếng Nhật Bản nghĩa là con cừu. Ngọn núi được đặt là Hitsuji có lẽ cũng bởi vùng Chichibu nổi tiếng về chăn thả cừu. 


Khi mùa xuân bắt đầu phủ xanh lên rặng Hitsuji, những con suối dọc đường đi cũng bắt đầu đầy hơn, ánh nắng chiếu lên núi tạo ra nhiều mảng xanh khác nhau. Đến mùa hoa Chi Anh ,Chichibu dường như đang trở mình thức dậy sau những ngày đông dài lạnh lẽo, mọi thứ bừng sáng dưới ánh mặt trời.


Cánh đồng hoa Chi Anh rộng khỏang 16.000 mét vuông rực rỡ với màu trắng, tím nhạt, hồng nhạt và hồng đậm. Cánh đồng được thiết kế thành nhiều khối, nhiều mảng sinh động khác nhau và nằm ở chỗ trũng nhất. Điều đó thật có ý nghĩa với những người thích săn những bức ảnh đẹp từ trên cao.


Những bức ảnh chụp theo triền dốc luôn tạo được chiều sâu và mang tính nghệ thuật cao và lãng mạn vô cùng .

 

Tôi yêu Nhật Bản © 2012 | Designed by Thiet ke Wordpress

..:: Cute templates ::..